Các cơ quan bên trong:
Từ
21 - 23h là quãng thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc, lúc này cơ thể cần
yên tĩnh và thư giãn
Từ
23h – 1h sáng là quãng thời gian bài tiết chất độc của gan, cần tiến hành trong
khi ngủ say
Từ
1h – 3h sáng là thời gian bài tiết chất độc của mật, cũng cần thực hiện trong
giấc ngủ say
Từ
3 - 5h sáng là thời gian bài tiết chất độc trong phổi. Vì thế, những người đang
mắc bệnh ho thường ho dữ dội không kiểm soát được vào thời gian này. Tuy nhiên,
không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn
bã trong người.
Từ
0 - 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không
nên thức khuya.
Từ
5 - 7h sáng là lúc ruột già bài tiết chất độc. Sau một giấc ngủ dài, việc đầu
tiên phải làm là đi toilet để “xả” các chất độc này ra khỏi cơ thể.
Từ
7 – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, vì thế nên ăn sáng
để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài.
Trạng thái của đồng hồ sinh học trong khi ngủ:
Trạng
thái ngủ từ 0 – 1h sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần
sảng khoái, “nhan sắc” tươi tắn khi tỉnh dậy vào hôm sau. Nên ngủ trước đó tầm
1 hoặc 2 tiếng, để vào khoảng thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
Từ
1 - 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch.
Thức khuya sẽ làm cơ thể rút ngắn hoặc thậm chí bỏ qua giai đoạn này, lâu dần
sẽ suy sụp thấy rõ.
Trong
giai đoạn ngủ sâu, cơ thể tiết nhiều hoóc-môn để cân bằng và nâng cao sức đề
kháng. Thức khuya sẽ khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn, về lâu sẽ
làm giảm khả năng kháng bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét